Tiếng ViệtTiếng Việt
VNĐ
Tổng tiền: Liên hệ

Tay Quay Taro Tạo Ren từ M1 đến M10 dài 175mm

Special Price 33.000 VNĐ

Regular Price: 35.000 VNĐ

Trạng thái: Còn trong kho

Tóm tắt

Tay Quay Taro Tạo Ren từ M1 đến M10 dài 175mm có cơ cấu kẹp vào chuôi vuông của các mũi taro sinh ra một cần quay chữ T với lực quay rất lớn.

Nhà sản xuất

NPT

Mã sản phẩm

TQ175
 
 
Tay Quay Taro Tạo Ren từ M1 đến M10 dài 175mm
🌟 Khi tạo ren trong bằng các mũi taro người ta cần lực quay lớn để mũi taro có thể tạo ren trên vật liệu. Tay quay taro có cơ cấu kẹp vào chuôi vuông của các mũi taro sinh ra một cần quay chữ T với lực quay rất lớn.


Thông Tin Chi Tiết Tay Quay Ta Rô dài 175mm:
👉 Tay quay Taro 2 chiều: Tay quay taro tự động có một cơ cấu cá để khi kẹp mũi xong, ta không cần quay hết vòng tròn mà có thể xoay dần, người quay không phải đổi tư thế, tay quay tự động có cá trên thân kẹp giúp ta quay liên tục một cách tiện lợi

👉 Tay quay kẹp mũi từ M1 đến M10
👉 Khóa gạt điều chiều vặn theo ý muốn và khóa để hãm mở mũi.
👉 Ứng dụng: Tạo đường rãnh taro ren trong theo các kích cỡ mũi tương ứng


Hướng Dẫn Sử Dụng Tay Quay Ta Rô dài 175mm:
B1: Kẹp mũi taro vào thân quay
B2: Xỏ thanh ngang xuyên qua thân quay,cắm mũi taro vuông góc với vật liệu cần taro và xoáy theo hướng đã chủ định (trên thân taro có nút gạt điều chỉnh hướng quay)
Lưu ý: Đối với taro trên kim loại, cần thêm nước làm mát để có thể thao tác dễ dàng

Bước 1: Chọn mũi khoan phù hợp
✨ Trên thị trường có nhiều loại, cần xác định độ cứng của kim loại cần gia công để chọn mũi khoan thích hợp.
✨ 
Khuyên dùng mũi taro ren Nhật chất liệu thép có độ cứng cao, phù hợp với phần lớn các kim loại.
Xem thêm tại: 
http://nhatphuong.com.vn/news/huong-dan-khoan-sat--khoan-inox.aspx


🌟 Cao cấp hơn chọn mũi taro ren Nhật có thấm phủ Titanium Nitride (TiN) dùng cho thép rất cứng hoặc Inox.
Bước 2: Cố định vật cần khoan
📌 Sử dụng kẹp để cố định vị trí vì khi khoan nếu không cố định thì làm cho lỗ khoan không được chính xác và đẹp. Dễ bị gãy, mẻ mũi khoan khi vật cần khoan rung lắc (có câu “Dao sắc không bằng chắc kê”)

📌 Bước này không cần thiết khi khoan tấm thép lớn, khung kệ, cột…

Ê tô kẹp

Kìm chết


 Kẹp séc măng 
Bước 3:
 Lấy dấu vị trị cần khoan bằng dụng cụ lấy dấu chuyên nghiệp như thước kẹp, thước vạch dấu hoặc bút lông.
☝ Có thể thiết kế trên phần mềm như Autocad hoặc Exel, Word …sau đó in ra giấy và dán lên vật cần lấy dấu (nếu vật cần lấy dầu có diện tích nhỏ)

✌ Có thể dùng máy đột CNC để đột tấm mẫu trước (Còn gọi là dưỡng) sau đó dùng kẹp để kẹp dưỡng chặt vào vật cần khoan và thực hiện thao tác copy

Thước vạch dấu

Thước vạch dấu

Thước kẹp điện tử có thể dùng để lấy dấu rất nhanh (Có 2 má để kẹp- má 1 dùng để tỳ vào cạnh- má 2 phần mũi nhọn để lấy dấu)
Bước 4: Đột (hay còn gọi là Tu) để tránh trượt khi khoan (Bước này rất quan trọng).
📍 Dùng mũi đột để đột chính xác vị trí đã lấy dấu. Bước này cần lưu ý đột làm 2 lần: Lần 1 đột nhẹ xem đã đúng tâm chưa, lần 2 đột mạnh hơn để lái đúng tâm (nếu lần 1 chưa chuẩn)